Đối với các cá nhân hay doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm, thuật ngữ Inventory chắc chắn là một khái niệm quen thuộc. Inventory chính là phần giá trị lớn nhất, có thể chiếm 50% tổng giá trị tài sản ngắn hạn của một công ty. Vậy Inventory là gì? Cách tính toán chi phí lưu trữ hàng tồn kho như thế nào?
Inventory là gì?
Inventory có nghĩa là hàng tồn kho. Đây là phần tài sản mà cá nhân hay doanh nghiệp dự trữ để phục vụ sản xuất hoặc buôn bán về sau. Hàng tồn kho thường được chia làm 3 loại khác nhau dựa trên vai trò của nó. Cụ thể như sau:
- Loại thứ nhất: Nguyên liệu thô hay sản phẩn đầu vào được doanh nghiệp giữ lại để phục vụ cho mục đích sản xuất trong tương lai.
- Loại thứ hai: Bán thành phẩm là các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất để chuẩn bị bán ra thị trường.
- Loại thứ ba: Sản phẩm đã hoàn thiện, phục vụ cho mục đích kinh doanh và có thể xuất ra ngoài thị trường bất cứ lúc nào.

Vì sao phải quản trị Inventory khoa học?
Chắc không ai muốn giữ hàng tồn kho mà muốn bán hết càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, thực tế là để tồn kho là điều không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Lý do khiến doanh nghiệp phải lưu giữ hàng tồn là để dự trữ hàng hóa và nguyên liệu như một phương án an toàn. Nhất là khi thị trường có những đột biến về nhu cầu sử dụng; giúp việc giao dịch hàng hóa thuận lợi hết. Điều này giúp họ không phải đối mặt trường hợp tăng hay giảm giá sản phẩm một cách đột ngột.
Phục vụ cho mục đích đầu cơ nhằm hạn chế thua lỗ trong kinh doanh vì luôn sẵn nguồn để đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng; ngăn ngừa thiếu hụt nguyên vật liệu ở những thời điểm có thể gây gián đoạn sản xuất. Giảm những chi phí không đáng có đặc biệt là đối với những đơn hàng nhỏ lẻ như phí liên quan đến hệ thống, đặt hàng, phê duyệt.
Khi trong kho dự trữ nhiều hàng thì cần có khâu quản trị Inventory sao cho thật khoa học. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm như:
- Duy trì và cải thiện mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, giảm nguy cơ gây mất lòng tin cho khách vì những lý do như giao hàng trễ khi măt hàng khách mua không có sẵn.
- Đảm bảo quá trình vận hành sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn vì thiếu nguyên liệu đầu vào.
- Giảm thiểu tổn thất về biến động giá bán sản phẩm ngoài thị trường, đồng thời tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa nguồn vốn lưu động.
- Loại bỏ được những sai sót, trùng lặp trong quá trình đặt hoặc giao hàng.

Tính toán chi phí lưu trữ hàng tồn kho
Việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng mang đến những lợi ích tích cực. Nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp không có kế hoạch cụ thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều chi phí phát sinh không mong muốn như:
- Về nguyên liệu: Đây là chi phí doanh nghiệp dùng để đặt và thu mua nguyên liệu, chi phí thuê mặt bằng, văn phòng phẩm, thuê nhân viên quản lý kho. Doanh nghiệp bán được càng nhiều sản phẩm thì phí vận hành kho sẽ càng tăng lên.
- Phí thực hiện: Đây là những khoản phí liên quan đến lưu trữ, vận chuyển hàng tồn kho, phí bảo hiểm, khấu hao tài sản, mất trộm hoặc thiên tai…

Hi vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn phần nào hiểu được Inventory là gì? Cách tính toán chi phí lưu trữ hàng tồn kho ra sao. Từ đó sẽ xây dựng được kế hoạch phù hợp để lưu trữ hàng hóa hiệu quả, phục vụ tốt cho quá trình kinh doanh, sản xuất.
Có thể bạn quan tâm: